Kênh thủy lợi lấy nước từ công trình đại thủy nông Nậm Rốm, cung cấp nước cho cánh đồng lúa Mường Thanh, tỉnh Ðiện Biên. (Ảnh VĂN LÚA)
Các địa phương vùng cao, nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào khe suối, máng nước chảy ra từ những ngọn núi, cánh rừng. Nước từ rừng theo kênh dẫn thủy lợi chảy về các bản làng, chảy qua nương rẫy, về đồng lúa, ruộng ngô… Rừng đã “sinh thủy”, giữ nước và tạo nguồn cho hàng trăm hệ thống thủy lợi lớn nhỏ trên vùng cao Tây Bắc.
Rừng “sinh thủy”, giữ nước cho thủy lợi
Những con suối Nậm Mu, Nậm Dê của xã Sơn Bình được gom nước từ hàng trăm khe suối nhỏ của dãy Hoàng Liên Sơn. Những dòng nước từ rừng này đã khởi đầu cho hệ thống thủy lợi của huyện. Nước được dẫn qua hàng trăm ki-lô-mét kênh mương nội đồng, về cánh đồng Bình Lư, nơi được xem là vựa lúa rộng lớn của huyện Tam Ðường.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Ðường Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: Huyện đã giữ vị diện tích rừng tương đối tốt, do vậy, nguồn nước cấp cho thủy lợi được thuận lợi. Bên cạnh đó, với sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện từng bước được củng cố, nâng cấp, đáp ứng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nói về công tác bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục trưởng Kiểm lâm Lai Châu Nguyễn Văn Biển cho biết: Tại thời điểm mới chia tách tỉnh, tỷ lệ che phủ rừng của Lai Châu mới chỉ đạt 33,2%; đến năm 2021, độ che phủ của tỉnh đạt 51,44%, tăng 18,24% so với năm 2004.
Ngược dãy Hoàng Liên Sơn lên tỉnh Ðiện Biên, nguồn nước từ rừng Tà Lèng ra suối Huổi Phạ, suối Nậm Rốm…, dồn về các hồ thủy lợi Huổi Phạ có dung tích khoảng 1,3 triệu m3, hồ Pa Khoang có sức chứa khoảng 3,7 triệu m3. Những công trình thủy lợi này đang cấp nước cho công trình thủy nông Nậm Rốm, phục vụ tưới cho khoảng 3.000 ha đất ở cánh đồng Mường Thanh thuộc lòng chảo Ðiện Biên.
Suối Nà Tăm, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi. (Ảnh: TRẦN TUẤN)
Mở rộng khai hoang, tăng vụ cho cây lúa
Những năm trước đây, toàn xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) chỉ có khoảng vài chục héc-ta ruộng trồng một vụ lúa. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng và việc trồng lúa nương, tuy nhiên do canh tác trên đất dốc thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, nhanh bạc màu, cho nên năng suất thấp.
Từ khi được Nhà nước đầu tư các công trình thủy lợi như Ma Sang, Pề Ngài…, phong trào khai hoang ruộng nước được người dân trong xã tích cực hưởng ứng. Bà con từng bước thay đổi truyền thống canh tác, từ trồng lúa nương sang gieo cấy lúa nước. Chỉ tính năm 2021, xã Nậm Pì khai hoang được 36 ha, nâng diện tích ruộng lúa nước lên 125 ha, tập trung chủ yếu ở các bãi tưới thủy lợi Pề Ngài, thủy lợi Ma Sang. Từ ngày có ruộng nước, tình trạng đói giáp hạt ở Nậm Pì đã giảm hẳn.
Anh Giàng A Chiếu, ở bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn chia sẻ: Trước gia đình có 1 ha ruộng. Do chưa được đầu tư công trình thủy lợi, gia đình chỉ canh tác được khoảng nửa diện tích, một nửa để lại bỏ hoang do thiếu nước. Giờ đây, toàn bộ diện tích đã được gia đình anh gieo cấy hai vụ. Không những vậy, gia đình đã mở rộng thêm 0,3 ha ao nuôi cá, không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nậm Nhùn Ðỗ Văn Thắng cho biết: Thủy lợi không chỉ đáp ứng nước phục vụ sản xuất lúa, mà bà con còn chủ động nước tưới tiêu cho cây ăn quả, rau màu, nuôi cá… tận dụng hiệu quả các công trình thủy lợi giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đưa tổng sản lượng lương thực toàn huyện năm 2021 đạt 12.505,8 tấn, tăng 314 tấn so với năm trước, lương thực bình quân đạt 441,6 kg/người/năm.
Ở độ cao hơn 400 m so với mực nước biển, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cánh đồng lúa Mường Thanh (Ðiện Biên). Ðiểm nhấn xen lẫn các ô thửa ruộng là những kênh thủy lợi cấp III, được đúc bằng bê-tông, lắp đặt rất linh hoạt đến từng thửa ruộng, công tác điều tiết nước vì thế hết sức thuận lợi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ðiện Biên Ngô Xuân Chinh chia sẻ: Ngoài phục vụ sản xuất canh tác lúa hai vụ tại cánh đồng Mường Thanh, hệ thống thủy lợi còn phục vụ canh tác sản xuất 167,23 ha khoai lang và 1.721,12 ha rau màu tại 12 xã lòng chảo của huyện Ðiện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ðiện Biên Bùi Minh Hải cho biết: Ðịa phương hiện có 815 công trình thủy lợi, bảo đảm tưới cho gần 8.000 ha lúa vụ đông xuân và 14.000 ha lúa vụ mùa, 300 ha cây màu vụ đông và 72 ha nuôi thủy sản. Thời gian tới, địa phương chủ trương đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, mở rộng thêm diện tích lúa nước ở các công trình thủy lợi như Nậm Khẩu Hu, hồ Nậm Ngám…
Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
Trên thực tế, việc đầu tư những công trình thủy lợi vùng cao như: trạm bơm điện, hồ chứa nước cùng hệ thống thủy lợi sau hồ đã phát huy hiệu quả rất tốt, giúp đồng bào vùng cao chủ động được nguồn nước sản xuất, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, thậm chí là bất cập trong công tác thủy lợi.
Các công trình thủy lợi xây dựng tại miền núi với địa hình phức tạp, tuyến ống dài đi qua nhiều khe suối, núi đá xa khu dân cư rất khó khăn trong quản lý, vận hành. Những năm gần đây, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên dẫn đến nhiều hư hỏng, bồi lắng của công trình, nhất là đập ngăn nước, tuyến ống khi đi qua các khe suối. Vì vậy nhu cầu kinh phí để khắc phục, sửa chữa, nâng cấp các công trình hằng năm là rất lớn, trong lúc các địa phương vùng cao còn hết sức khó khăn về điều kiện kinh tế.
mặt kia, hầu hết các địa phương đã bàn giao các công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng về các huyện, thành phố trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ. Các địa phương lại giao nhiệm vụ này cho cấp xã thực hiện thông qua hình thức thành lập các hợp tác xã hay các tổ thủy lợi quản lý, vận hành điều tiết nước. Tuy nhiên, chính những mô hình mà các xã áp dụng đã xuất hiện những hạn chế, bất cập.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Ðường Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: Cán bộ làm công tác chuyên môn ở cấp xã vẫn còn yếu về trình độ chuyên môn. Hầu hết, nhân viên các tổ quản lý thủy lợi, nước sinh hoạt bản không được đào tạo chuyên môn về công tác quản lý và vận hành công trình thủy lợi nên khi thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.
Ðồng tình với khó khăn nêu trên, Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Ðiện Biên Nguyễn Ðức Ðặng cho biết: Do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ quản lý ít, chưa đáp ứng được với tình hình thực tế, nên công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên. Một bộ phận người dân chưa có ý thức trong việc bảo vệ các công trình sau đầu tư, công trình hư hỏng còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.
Ngoài ra, không ít các nhà máy thủy điện nhỏ chưa thực hiện nghiêm việc tích-xả nước theo cam kết, khiến nhiều diện tích tưới ở cuối kênh xảy ra hiện tượng thiếu nước, khô hạn… cũng là những vấn đề đang đặt ra cần sớm giải quyết. Công tác thủy lợi, cũng như hệ thống công trình thủy lợi ở vùng cao là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ cấp nguồn cùng nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đồng thời góp phần phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Khi người dân phát triển sản xuất sẽ có được cuộc sống ổn định, rừng được bảo vệ tốt hơn là mối quan hệ mật thiết cần được các địa phương quan tâm chú trọng. Có như vậy mọi người mới bảo vệ rừng một kiểu bền vững.
QUỐC VIỆT, LÚA THÀNH VÀ LAN TUẤN